Giác long két
Giác long két

Giác long két

Protiguanodon
Osborn, 1923
Luanpingosaurus
Cheng vide Chen, 1996[1]
Psittacosaurus (/ˌsɪtəkəˈsɔːrəs/ SIT-ə-kə-SOR-əs; tiếng Hy Lạp nghĩa là "thằn lằn vẹt") là một chi ceratopsia thuộc họ Psittacosauridae sống vào đầu kỷ Phấn Trắng, ở châu Á ngày nay, khoảng 123-100 triệu năm trước. Nó là chi khủng long có nhiều loài nhất. Có ít nhất mười loài được ghi nhận từ các hóa thạch được tìm thấy trong các khu vực khác nhau ở Trung Quốc, Mông CổNga hiện đại, và có lẽ còn một loài nữa sống ở Thái Lan.Tất cả các loài Psittacosaurus là động vật ăn cỏ hai chân kích thước cỡ linh dương Gazelle, đặc trưng bởi một cái mỏ cao, mạnh mẽ ở hàm trên. Psittacosaurus là một trong những ceratopsia đầu tiên, trong khi chúng phát triển đặc điểm thích nghi với môi trường sống, chúng cũng chia sẻ nhiều đặc điểm giải phẫu học với các ceratopsia sau chúng, như ProtoceratopsTriceratops.Hóa thạch hơn 400 cá thể đã được thu thập, gồm nhiều bộ xương hoàn chỉnh. Hóa thạch từ mới nở đến trưởng thành được phát hiện, cung cấp cho nhiều nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng và sinh học sinh sản của Psittacosaurus.